KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020-2025, TẦM NHÌN 2030
KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2020-2025, TẦM NHÌN 2030
- Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Công văn số 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông.
- Căn cứ Nghị quyết đại hội chi bộ nhiệm kì 2020-2025.
Trường THPT Trần Quốc Tuấn xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường như sau:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
I. Đặc điểm tình hình
1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
– Cán bộ quản lý: 02
– Giáo viên: Giáo viên cơ hữu: 20; giáo viên thỉnh giảng: 06
– Nhân viên: 07 (02 bảo vệ, 01 kế toán, 01 thủ quỹ, 01 nhân viên y tế, 01 lao công)
– Chất lượng: 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn trở lên, trong đó 02 thạc sĩ, 12 GV giỏi cơ sở, 03 giáo viên giỏi cấp tỉnh.
2. Học sinh
– Tổng số học sinh: 598
– Chất lượng:
+ Học lực:

+ Tỉ lệ tốt nghiệp THPT: 100%
+ Tỉ lệ đỗ Đại học: 67,8% số học sinh đăng kí
3. Cơ sở vật chất
Diện tích: Hơn 11563 mét vuông
- Nhà: 02 dãy nhà 3 tầng với 16 phòng học, 01 phòng thư viên, 02 phòng chuyên môn: 01 khu nhà 2 tầng gồm khu hiệu bộ, các phòng công vụ, phòng học bộ môn: Tin học, thực hành Hóa- Sinh, thực hành Lý- Công nghệ; phòng thiết bị môn QPAN, và các công trình vệ sinh cho giáo viên và học sinh.
- Khuôn viên trường rộng rãi, có nhiều cây xanh.
4 Điểm mạnh
4.1. Công tác quản lý và điều hành của Ban Giám hiệu
– Đoàn kết, có tầm nhìn khoa học, sáng tạo, chủ động.
– Xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp, đồng thuận cao. Được sự tin tưởng của giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
4.2. Đội ngũ giáo viên và nhân viên
– Đoàn kết, có trách nhiệm, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
– Chấp hành tốt kỷ luật lao động, quy chế chuyên môn; năng động, sáng tạo, có tinh thần chỉa sẻ và hợp tác, có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy.
4.3. Chất lượng đào tạo
- Tỉ lệ học sinh khá giỏi, tốt nghiệp THPT và đỗ Đại học cao và ổn định.
4.4. Cơ sở vật chất
-
Cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu trong giảng dạy và hoạt động giáo dục.
4.5. Thành tích nổi bật
- Đã khẳng định vị trí cao trong ngành giáo dục của tỉnh, được học sinh và cha mẹ học sinh tin cậy.
- Được Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh công nhận trường Đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2019.
- Nhà trường luôn đạt tiêu chí tập thể lao động tiên tiến và xuất sắc. Chi bộ hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ, Công đoàn và Đoàn thanh niên luôn đạt danh hiệu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
5. Điểm hạn chế
5.1. Công tác quản lý và điều hành của Ban Giám hiệu
– Nhân sự luôn thay đổi.
– Đôi khi đánh giá chất lượng giáo viên và nhân viên còn mang tính động viên.
5.2. Đội ngũ giáo viên và nhân viên
– Một bộ phận nhỏ giáo viên ngại đổi mới, khả năng ngoại ngữ và tin học hạn chế.
– Việc tự học, tự bồi dưỡng còn hình thức.
5.3. Chất lượng đào tạo
– Một bộ phận nhỏ học sinh có ý thức chưa tốt trong học tập và rèn luyện.
– Kỹ năng sống còn hạn chế.
5.4. Cơ sở vật chất
– Cơ sở vật chất chưa đồng bộ, hiện đại, nhiều hạng mục xuống cấp.
– Thiết bị sử dụng CNTT thiếu, cũ.
6. Thời cơ và thuận lợi
– Nhà trường có những thành tựu nhất định trong hơn 15: (Trường chuẩn quốc gia mức 1 giai đoạn 2015-2019), là địa chỉ tin cậy của nhân dân địa phương.
– Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới và hội nhập.
– Được sự quan tâm có hiệu quả của các cấp Đảng, chính quyền và đoàn thể và ban giám đốc Công ty TNHH Thanh Sơn.
7. Thách thức
– Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội.
– Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và hướng đến thực hiện Chương trình GDPT 2018.
– Công tác chuyển đổi số trong giáo dục.
– Các trường THPT, trường Nghề, TT GDTX trên địa bàn tuyển sinh cũng không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng.
8. Xác định các vấn đề ưu tiên
– Kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành của Ban Giám hiệu theo hướng quản trị trường học và tự chủ.
– Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nhân viên.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy năng lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
– Sử dụng CNTT trong dạy-học và công tác quản lý.
– Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy và giáo dục.
– Triển khai hiệu quả chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tăng cường hoạt động giao lưu, trao đổi, hợp tác và tư vấn cho học sinh.
– Quản lý nhà trường theo bộ tiêu chuẩn đanh giá trường phổ thông hiện hành.
B. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020-2025 VÀ TẦM NHÌN 2030
I. Định hướng chiến lược
1. Tầm nhìn
- Là một trong những trường THPT có chất lượng tốt của thị xã Quảng Yên và của tỉnh Quảng Ninh. Là cơ sở giáo dục trung học phổ thông có uy tín mà học sinh lựa chọn theo học. Là nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới những tầm cao mới.
2. Sứ mệnh
- Tạo dựng môi trường học tập và rèn luyện có nền nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao, mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển đang năng lực của bản thân. Trang bị cho học sinh trí tuệ và năng lực sáng tạo, có khát vọng chinh phục và trải nghiệm, có khả năng tự khẳng định, tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
3. Hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường
Coi trọng tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, khả năng hội nhập của học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Trung thực: Trung thực trong học tập, biết bảo vệ lẽ phải và đấu tranh với những điều sai trái trong cuộc sống.
Tinh thần trách nhiệm: Con người phải có tinh thần trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và trong công việc.
Năng động: là phẩm chất của công dân toàn cầu trong môi trường luôn thay đổi và đầy thách thức
Sáng tạo: là bản chất và là mục tiêu của giáo dục.
Khả năng hội nhập: Hội nhập để sống và làm việc trong môi trường toàn cầu cạnh tranh, đa văn hóa và đa sắc tộc.
- Tâm trong, trí sáng, có khả năng thích ứng.
4. Tiêu chí
– Nhà giáo, nhân viên và người lao động: Gương mẫu, đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, tâm huyết, tình thương, công bằng, trách nhiệm.
– Học sinh: Nhân ái, trung thực, năng động, sáng tạo, khát vọng, hoài bão, thực học.
II. Mục tiêu, chỉ tiêu va phương châm hành động
1. Mục tiêu chung
- Xây dựng nhà trường uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. Hoàn thành mục tiêu giữ vững trường chuẩn quốc gia năm 2025
2. Mục tiêu cụ thể
– Giáo dục và giảng dạy cho học sinh năm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của tất cả các môn học phổ thông. Biết cách giải quyết các vấn đề một cách độc lập, sáng tạo; biết cách học và tự học. Có ý thức tự giác, thật thà, thân thiện, hòa nhập và chia sẻ. Có phong cách và lối sống đẹp phù hợp với truyền thống dân tộc và hiện đại.
– Thực hiện phương châm “Học để sáng tạo-học đế trưởng thành, phát triển-học để biết cảm thông, chăm sóc”.
3. Chỉ tiêu
3.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
– Đánh giá năng lực trên 90% khá, giỏi.
– 100% sử dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy, giáo dục và nghiệp vụ chuyên môn.
– Số tiết dạy sử dụng CNTT trên 50%.
– Phấn đấu 10% thạc sĩ, 50% giáo viên giỏi cơ sở, 04 giáo viên giỏi cấp tỉnh.
3.2. Học sinh
– Quy mô:
+ Số lớp học: 15 lớp (đến năm học 2024-2025);
+ Số học sinh: 630 (đến năm học 2024-2025, tỉ lệ 42 học sinh/lớp).
– Chất lượng giáo dục:
+ Học lực khá, giỏi trên 90%, trong đó giỏi trên 30%;
+ Hạnh kiểm 100% khá, tốt;
+ Tỉ lệ tốt nghiệp THPT 100%;
+ Tỉ lệ đỗ Đại học trên 70%.
– Tham gia các cuộc thi cấp tỉnh đạt giải thứ hạng cao, đạt top 10 trường ngoài công lập.
4.3.3. Cơ sở vật chất
– Đảm bảo đủ phòng phục vụ làm việc, giảng dạy và hoạt động.
– Thực hiện xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao.
– Tiếp tục xây dựng môi trường an toàn, xanh, sạch, đẹp.
III. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Tích cực đổi mới công tác quản lí giáo dục:
Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo động lực để cán bộ, giáo viên, nhân viên tự giác, tự chủ đối với hoạt động chuyên môn thông qua một cơ chế khoa học, chặt chẽ, lấy hiệu quả chuyên môn làm thước đo để đánh giá sự cống hiến và phân phối lợi ích.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” trong nhà trường, nhằm tạo ra một cơ chế quản lý gọn, nhẹ, hiệu quả. Ứng dụng mạnh mẽ Công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, sử dụng các phần mềm phục vụ quản lý nhân sự, quản lý điểm, xếp loại học sinh, quản lý thư viện, tài sản nhà trường, …
Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; Thực hiện tốt các chủ trương về công khai chất lượng giáo dục, nguồn lực cho giáo dục, phát huy tác dụng của hoạt động giám sát xã hội về chất lượng và hiệu quả giáo dục; Thực hiện chế độ tài chính đúng quy định, chống các hiện tượng lạm thu, thu sai quy định.
Tích cực đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra. Kết hợp giữa kiểm tra có báo trước và kiểm tra đột xuất, tạo nề nếp chủ động trong dạy học và hoạt động thường xuyên, hạn chế hiện tượng đối phó trong hoạt động chuyên môn; đặc biệt công tác kiểm tra nội bộ trường học.
Quản lý tốt hoạt động dạy học, hoạt động dạy thêm học thêm; tăng cường quản lý chất lượng dạy học. Tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn theo hướng chuyên sâu, chuyên ngành giám bớt các thủ tục hành chính.
Thực hiện tốt công tác Kiểm định chất lượng Giáo dục. Công khai hóa kết quả kiểm định, thanh tra, kiểm tra đánh giá.
Xây dựng hệ thống website của nhà trường làm phương tiên cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh cũng như việc công khai các điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, các nguồn thu, … của nhà trường.
Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng văn phòng.
2. Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn tốt; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, chia sẻ giúp đỡ nhau cùng tiến b
– Phát triển phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, kỹ năng sử dụng CNTT, phong cách sư phạm mẫu mực. Củng cố khối đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ.
– Làm tốt công tác quy hoạch; phân công đúng người, đúng việc, đúng năng lực để phát huy sở trường.
– Tập trung ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ trẻ.
* Phụ trách: Chi ủy, Ban Giám hiệu, Tổ trưởng.
* Thời gian: Hàng năm.
2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh
– Nâng cao chất lượng giáo dục hạnh kiểm và học lực, đặc biệt chú trọng công tác học sinh giỏi bộ môn.
– Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh phù hợp mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh.
– Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể theo hướng phát huy kỹ năng sống.
* Phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách ngoài giờ, Bí thư Đoàn trường.
* Thời gian: Thường xuyên hàng năm.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và an toàn.
* Phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, kế toán và giáo viên-nhân viên phụ trách thiết bị.
* Thời gian: Thường xuyên hàng năm.
4. Sử dụng và phát triển công nghệ thông tin
– Triển khai rộng rãi việc sử dụng CNTT trong công tác quản lý, nghiệp vụ, giảng dạy, hoạt động; xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử, …
– Động viên cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tự học, tự bồi dưỡng để sử dụng CNTT; khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tự mua sắm máy tính và cài đặt phần mềm phục vụ cho công tác của cá nhân.
* Phụ trách: Ban Giám hiệu, Tổ trưởng, giáo viên môn Tin học và nhân viên.
* Thời gian: Thường xuyên hàng năm.
5. Huy động nguồn lực cho hoạt động giáo dục
– Xây dựng nhà trường văn hóa, an toàn; thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai.
– Huy động các nguồn lực của xã hội, cá nhân hỗ trợ cho sự phát triển của nhà trường.
* Phụ trách: Ban Giám hiệu, BCH Công đoàn cơ sở, BCH Đoàn trường, BĐDCMHS.
* Thời gian: Thường xuyên hàng năm.
6. Xây dựng hình ảnh, uy tín của nhà trường
– Xây dựng hình ảnh, sự tín nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
– Đẩy mạnh công tác truyền thông; tăng cường hợp tác với các trường Đại học.
* Phụ trách: Ban Giám hiệu, BCH Công đoàn cơ sở, BCH Đoàn trường.
* Thời gian: Thường xuyên hàng năm.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược
– Tuyên truyền nhận thức về tầm quan trong của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
– Phổ biến rộng rãi và công khai kê hoạch chiến lược.
2. Tổ chức điều hành
– Ban Giám hiệu phân công triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược, kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp.
– Chi ủy chỉ đạo và giám sát công tác tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược
– Giai đoạn 1 (2020-2022): Xác lập nề nếp, kỷ cương theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường học.
– Giai đoạn 2 (2022-2025): Hoàn thành mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2020-2025; tiếp tục phát huy, khẳng định uy tín và hình ảnh của nhà trường là cơ sở giáo dục uy tín của Tỉnh.
– Giai đoạn 3 (2025-2030): Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nề nếp, kỷ cương, chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân.
4. Đối với Hiệu trưởng
- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Thành lập Ban giám sát, kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
5. Đối với Phó Hiệu trưởng
-Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp.
6. Đối với các tổ chức đoàn thể
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giáo viên, nhân viên và học sinh thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị cơ bản của từng năm học, làm tốt công tác phản biện, đổi mới tổ chức các hoạt động.
7. Đối với tổ trưởng
- Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
8. Đối với giáo viên và nhân viên
- Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch từng học kỳ, từng năm học và đề xuất giải pháp thực hiện kế hoạch.
9. Đối với học sinh và cha mẹ học sinh
9.1. Đối với học sinh
– Thực hiện nghiêm nền nếp, kỷ cương; thực hiện tốt lịch công tác tuần, tháng, học kỳ, năm học dưới sự hướng dẫn của BCH Đoàn trường, của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.
– Tích cực hoạt động tự quản, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Tham gia có hiệu quả các hoạt động học tập và rèn luyện kỹ năng sống.
9.2. Đối với cha mẹ học sinh
– Đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
– Làm tốt công tác xã hội hóa trong và ngoài nhà trường; tương tác với giáo viên.
Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030, đề nghị các lực lượng của nhà trường phát huy năng lực cá nhân và ý thức tập thể phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện, có thể điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận
- BGĐ công ty (b/c)
- Chi ủy, BGH ( c/đ)
- TTCM, CĐ, ĐTN ( t/h)
- Lưu VT
|
HIỆU TRƯỞNG
đã ký
Phạm Huy Hoàng
|